Trong quá trình tổ chức đám cưới truyền thống, người Việt Nam thường phải trải qua 3 nghi lễ quan trọng đó là: lễ dạm ngõ, ăn hỏi và đón dâu. Tuy nhiên, có thể do lối sống phóng khoáng, ít nặng nề về nghi thức, lễ dạm ngõ miền Nam thường được tổ chức đơn giản và có một số điểm khác việt so với các vùng miền khác. Trong bài viết dưới đây, Ngọc Huy Pro Studio xin chia sẻ đến bạn đọc một số lưu ý không thể bỏ qua khi tổ chức lễ dạm ngõ tại miền Nam.
Lễ dạm ngõ là nghi thức đầu tiên, được coi như buổi gặp gỡ đầu tiên giữa hai gia đình, để cha mẹ hai bên tìm hiểu về hoàn cảnh, điều kiện, gia phong của nhau. Từ những hiểu biết, chuyện trò ban đầu này, hai nhà sẽ quyết định hôn nhân của đôi uyên ương. Ngày nay, dạm ngõ không còn phức tạp mà giản tiện đi nhiều nhưng vẫn có các thủ tục, lễ vật cần thiết.
Lễ dạm ngõ (còn gọi là lễ xem mặt, lễ chạm ngõ) là một nghi lễ trong phong tục hôn nhân của người Việt. Lễ này nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Quan niệm của người Việt vốn tôn trọng việc "danh chính ngôn thuận", nên lễ dạm ngõ cũng chính là sự công nhận mối quan hệ của hai bạn trẻ từ hai gia đình. Ngoài ra, đám nói cũng là một hình thức cho thấy cha mẹ chàng trai đã chấp nhận và trân trọng cô gái mà con trai họ yêu. Từ đó, họ muốn đến gia đình nhà gái để xin cô gái về làm dâu.
Tuy nhiên, do chất sống của người miền Nam phóng khoáng nên nếu hai gia đình ở xa thì có thể bỏ qua lễ dạm ngõ sau đó tiến hành gộp chung lễ ăn hỏi và đón dâu trong cùng một ngày. Mặc dù vậy thì nhà trai vẫn phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật từ lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ vật cúng tổ tiên khi đến đón dâu.
Vấn đề xem ngày lễ dạm ngõ không quá khắt khe, nhiều gia đình không đi xem ngày lành tháng tốt mà sẽ chọn một ngày phù hợp nhất cho cả đôi bên. Tuy nhiên, với những nhà kỹ tính thì việc xem ngày vẫn được chú trọng.
Lời khuyên cho các gia đình là nên thời gian tổ chức lễ dạm ngõ cần được thỏa thuận trước để đôi bên cùng chuẩn bị chu đáo, tránh những sai sót gây ảnh hưởng không đáng có đến ấn tượng của hai gia đình dành cho nhau.
Thông thường lễ dạm ngõ thường diễn ra trước lễ ăn hỏivà đám cưới khoảng 2 tháng.
Về lễ vật trong lễ dạm ngõ miền Nam cũng không phức tạp, chỉ cần cặp rượu, trà được gói giấy kính đỏ trang trọng, mâm trái cây và khay trầu cau, nếu chi tiết thì có thể têm trầu cánh phượng.
Với những gia đình mà nhà gái, nhà trai đều thoải mái, không nặng chuyện lễ vật, nhà trai chỉ cần có khay trầu cau và chai rượu cũng đã coi như đủ lễ. Chính vì thế lễ dạm ngõ miền Nam còn được nhiều người gọi bằng cái tên lễ bỏ rượu.
Vào ngày này, nhà trai sẽ chuẩn bị lễ vật, ăn mặc chỉnh tề để sang thưa chuyện bên nhà gái. Trong ngày dạm ngõ, cô dâu chú rể không cần mặc lễ phục mà có thể chọn những bộ trang phục đơn giản, thoải mái nhưng chỉn chu.
Xem thêm:
>> 10 bước chuẩn bị cho một lễ cưới hoàn hảo
>> Quy trình tổ chức đám cưới chuẩn phong tục dành cho các đôi uyên ương
>> Bật mí cách chọn người bưng quả cưới hỏi dành cho các cặp đôi
Lễ dạm ngõ thường tổ chức tại nhà gái, nhà trai sẽ mang sính lễ dạm ngõ sang thăm nhà gái. Nên nhà gái cần phải dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị tiếp đón tươm tất chu đáo nhất. Việc chuẩn bị chu đáo thể hiện sự tôn trọng của nhà gái giành cho nhà trai, tạo ấn tượng tốt đẹp với nhà trai trong lần đầu gặp mặt và cũng giúp gia đình nhà trai có thiện cảm hơn với con gái mình sau này. Những việc nhà gái cần chuẩn bị trong lễ dạm ngõ:
Trong ngày này, việc chuẩn bị của nhà trai khá đơn giản. Bạn chỉ cần đặt 1 tráp dạm ngõ tại các cửa hàng sự kiện cưới hỏi trọn gói. Hoặc nếu gia đình bạn có người khéo tay thì bạn cũng có thể tự chuẩn bị sính lễ dạm ngõ sao cho đúng phong tục cưới hỏi vùng miền là được.
Lễ dạm của người miền Nam còn được gọi là lễ đi nói, đám nói. Mâm lễ đám hỏi miền Nam thường có cặp rượu, cặp trà được gói giấy đỏ trịnh trọng, một đĩa trầu cau được têm cánh phượng và mâm ngũ quả.
Theo văn hóa Việt Nam, khách đến chơi nhà thường mang theo một chút quà, lễ vật trong lễ dạm ngõ cũng giống như quà mà nhà trai mang đến chơi nhà gái vậy. Do đó, việc chuẩn bị đầy đủ các lễ vật theo phong tục địa phương là điều mà bất cứ một lễ dạm ngõ nào cũng không thể bỏ qua nếu muốn đẹp lòng đôi bên.
Do đây chỉ là buổi gặp mặt nội bộ của hai bên gia đình, nên thành phần tham dự cũng chủ yếu là các thành viên thân thiết trong nhà.
Tuy nhiên thì số lượng cũng như thành phần tham dự lễ dạm ngõ có thể thay đổi tùy theo văn hóa từng vùng miền và từng gia đình.
Trên đây là những lưu ý khi tổ chức lễ dạm ngõ miền Nam mà Ngọc Huy Pro Studio muốn chia sẻ để giúp các bạn hiểu hơn về phong tục cưới hỏi của người miền Nam. Hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn hình dung được một buổi lễ dạm ngõ gồm những gì và cần chuẩn bị những gì để có được sự chu toàn cho nghi thức lễ ăn hỏi dạm ngõ “mở hàng” này. Dù không cầy kỳ và bị đặt nặng lễ nghi, thủ tục nhưng lễ dạm ngõ cũng cần được chuẩn bị chu đáo để tiến hành thật trang trọng, ấm cúng, đúng với tinh thần “đầu xuôi đuôi lọt” giúp chuyên hôn nhân được thuật lợi và tốt đẹp nhất.
💒 297 Phạm Văn Hai, Phường 5, Q. Tân Bình, TP.HCM
CN1: 369/20/1 Lý Thái Tổ, Phường 9, Quận 10
CN2: Số 9 Nguyễn Khuyến, TP. Phan Rang, Tỉnh Ninh Thuận
☎️ Hotline: 0869 368 163
🌐 Fanpage: https://www.facebook.com/ngochuystudiosaigon/
Hoặc liên hệ với chúng tôi:
0869 368 163 - 0933 894 219 - ngochuy@ngochuyphoto.com