NHỮNG LƯU Ý KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI TỔ CHỨC LỄ DẠM NGÕ

Những lưu ý không thể bỏ qua khi tổ chức lễ dạm ngõ. Truyền thống cưới hỏi của người Việt Nam thường phải trải qua 3 nghi thức quan trọng: 1. là lễ dạm ngõ, 2. Ăn hỏi, 3. Đón dâu. Vậy những lưu ý khi tổ chức dạm ngõ mà Ngọc Huy Studio chia sẻ theo nghi thức ở miền Nam. Thông thường, miền nam tổ chức đơn giản hơn một số vùng miền khác.

NHỮNG LƯU Ý KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI TỔ CHỨC LỄ DẠM NGÕ
NHỮNG LƯU Ý KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI TỔ CHỨC LỄ DẠM NGÕ

8 lưu ý khi tổ chức dạm ngõ Ngọc Huy Studio dưới đây bạn có thể tham khảo:

1. Lễ dạm ngõ miền Nam gồm những gì?

Lễ dạm ngõ là nghi thức đầu tiên. Được coi như buổi gặp gỡ đầu tiên giữa hai gia đình, để cha mẹ hai bên tìm hiểu về hoàn cảnh, điều kiện, gia phong của nhau. Từ những hiểu biết, chuyện trò ban đầu này, hai nhà sẽ quyết định hôn nhân của đôi uyên ương. Ngày nay, dạm ngõ không còn phức tạp mà giản tiện đi nhiều nhưng vẫn có các thủ tục, lễ vật cần thiết.

Lễ dạm ngõ (còn gọi là lễ xem mặt, lễ chạm ngõ) là một nghi lễ trong phong tục hôn nhân của người Việt. Lễ này nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Quan niệm của người Việt vốn tôn trọng việc “danh chính ngôn thuận”. Nên lễ dạm ngõ cũng chính là sự công nhận mối quan hệ của hai bạn trẻ từ hai gia đình. Ngoài ra, đám nói cũng là một hình thức cho thấy cha mẹ chàng trai đã chấp nhận và trân trọng cô gái mà con trai họ yêu. Từ đó, họ muốn đến gia đình nhà gái để xin cô gái về làm dâu.

Lễ dạm ngõ miền Nam gồm những gì?

Tuy nhiên, do chất sống của người miền Nam phóng khoáng. Nếu hai gia đình ở xa thì có thể bỏ qua lễ dạm ngõ sau đó tiến hành gộp chung lễ ăn hỏi và đón dâu trong cùng một ngày. Mặc dù vậy thì nhà trai vẫn phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật từ lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ vật cúng tổ tiên khi đến đón dâu.

2. Lễ dạm ngõ có cần xem ngày?

Vấn đề xem ngày lễ dạm ngõ không quá khắt khe. Nhiều gia đình không đi xem ngày lành tháng tốt mà sẽ chọn một ngày phù hợp nhất cho cả đôi bên. Tuy nhiên, với những nhà kỹ tính thì việc xem ngày vẫn được chú trọng.

Lời khuyên cho các gia đình là nên thời gian tổ chức lễ dạm ngõ cần được thỏa thuận trước để đôi bên cùng chuẩn bị chu đáo. Tránh những sai sót gây ảnh hưởng không đáng có đến ấn tượng của hai gia đình dành cho nhau.

Thông thường lễ dạm ngõ thường diễn ra trước lễ ăn hỏi và đám cưới khoảng 2 tháng.

Lễ dạm ngõ có cần xem ngày?

3. Lễ vật lễ dạm ngõ gồm những gì?

Về lễ vật trong lễ dạm ngõ miền Nam cũng không phức tạp. Chỉ cần cặp rượu, trà được gói giấy kính đỏ trang trọng; mâm trái cây và khay trầu cau. Nếu chi tiết thì có thể têm trầu cánh phượng.

Với những gia đình mà nhà gái, nhà trai đều thoải mái, không nặng chuyện lễ vật. Nhà trai chỉ cần có khay trầu cau và chai rượu cũng đã coi như đủ lễ. Chính vì thế lễ dạm ngõ miền Nam còn được nhiều người gọi bằng cái tên lễ bỏ rượu.

Lễ vật lễ dạm ngõ gồm những gì?

4. Lễ dạm ngõ nên mặc gì?

Vào ngày này, nhà trai sẽ chuẩn bị lễ vật; ăn mặc chỉnh tề để sang thưa chuyện bên nhà gái. Trong ngày dạm ngõ, cô dâu chú rể không cần mặc lễ phục mà có thể chọn những bộ trang phục đơn giản, thoải mái nhưng chỉnh chu.

5. Lễ dạm ngõ nhà gái cần chuẩn bị những gì?

Lễ dạm ngõ thường tổ chức tại nhà gái. Nhà trai sẽ mang sính lễ dạm ngõ sang thăm nhà gái. Nên nhà gái cần phải dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị tiếp đón tươm tất chu đáo nhất. Việc chuẩn bị chu đáo thể hiện sự tôn trọng của nhà gái giành cho nhà trai. Tạo ấn tượng tốt đẹp với nhà trai trong lần đầu gặp mặt. Và cũng giúp gia đình nhà trai có thiện cảm hơn với con gái mình sau này. Những việc nhà gái cần chuẩn bị trong lễ dạm ngõ:

  1. Gia đình nhà gái cần xem xét lại nhà cửa xem đã khang trang chưa; có cần sửa chữa lại không? Nhà gái cần dọn dẹp; sắp xếp; trang trí bày biện lại đồ đạc trong nhà sao cho đẹp mắt nhất.
  2. Dọn dẹp, cắm hoa bày mâm ngũ quả ban thờ gia tiên chu đáo tươm tất. Thắp hương mời ông bà tổ tiên về chứng kiến lễ dạm ngõ cùng gia đình. Ngoài ra, khi nhà trai đến làm lễ dạm ngõ cô dâu; chú rể sẽ lên thắp hương ban thờ gia tiên. Do đó việc trang trí ban thờ gia tiên là điều không thể bỏ qua.
  3. Tiếp đến, gia đình nhà gái cần chuẩn bị bàn tiếp đón gia đình nhà trai; bàn ghế phải chuẩn bị đầy đủ. Nếu cần trang trọng hơn, bạn có thể sử dụng khăn trải bàn để phủ thêm bàn uống nước. Bạn cũng đừng quên mua chè ngon; bánh kẹo hoa quả để tiếp đãi khách đến thăm nhà. Thể hiện sự hiếu khách của gia đình. Bạn có thể thêm 1 lọ hoa để tạo không khí vui vẻ giữa 2 gia đình trong buổi gặp mặt chính thức đầu tiên này nhé.
  4. Nếu gia đình nhà trai ở xa, bạn có thể chuẩn bị mâm cơm đãi khách; giúp thêm tình gắn kết giữa 2 gia đình. Mâm cơm đãi khách không cần chuẩn bị quá cầu kỳ. Nhưng cũng nên chu đáo để thể hiện sự hiếu khách của gia đình. Nhà gái cũng như trổ tài nữ công gia chánh của cô dâu tương lai.

6. Lễ dạm ngõ nhà trai cần chuẩn bị những gì?

Trong ngày này, việc chuẩn bị của nhà trai khá đơn giản. Bạn chỉ cần đặt 1 tráp dạm ngõ tại các cửa hàng sự kiện cưới hỏi trọn gói. Hoặc nếu gia đình bạn có người khéo tay thì bạn cũng có thể tự chuẩn bị sính lễ dạm ngõ sao cho đúng phong tục cưới hỏi vùng miền là được.

Lễ dạm của người miền Nam còn được gọi là lễ đi nói, đám nói. Mâm lễ đám hỏi miền Nam thường có cặp rượu, cặp trà được gói giấy đỏ trịnh trọng, một đĩa trầu cau được têm cánh phượng và mâm ngũ quả.

Theo văn hóa Việt Nam, khách đến chơi nhà thường mang theo một chút quà, lễ vật trong lễ dạm ngõ cũng giống như quà mà nhà trai mang đến chơi nhà gái vậy. Do đó, việc chuẩn bị đầy đủ các lễ vật theo phong tục địa phương là điều mà bất cứ một lễ dạm ngõ nào cũng không thể bỏ qua nếu muốn đẹp lòng đôi bên.

7. Thành phần tham dự lễ dạm ngõ

Do đây chỉ là buổi gặp mặt nội bộ của hai bên gia đình, nên thành phần tham dự cũng chủ yếu là các thành viên thân thiết trong nhà.

Thành phần tham dự từ phía nhà trai bao gồm:

Chú rể, bố mẹ chú rể cùng ông bà, cô, chú, bác, họ hàng ruột thịt trong gia đình. Về số lượng thì giới hạn trong khoảng tối thiểu 5 người và tối đa 7 người là tốt nhất. Thường thì trước ngày dạm ngõ, nhà trai cần phải báo chính xác ngày giờ diễn ra lễ dạm ngõ. Để những người tham gia chủ động hơn. Tránh những sự thiếu sót dẫn đến mất lòng nhà gái.

Thành phần tham gia từ phía nhà gái bao gồm:

Cô dâu, bố mẹ cô dâu cùng với họ hàng ruột thịt như: Ông bà; cô chú; bác; dì…

Tuy nhiên, số lượng cũng như thành phần tham dự lễ dạm ngõ. Có thể thay đổi tùy theo văn hóa từng vùng miền và từng gia đình.

8. Trình tự tiến hành lễ dạm ngõ

  1. Đúng ngày giờ đã được thống nhất giữa 2 nhà. Gia đình nhà trai sẽ mang sính lễ dạm ngõ sang nhà gái tiến hành thủ tục lễ dạm ngõ.
  2. Sau màn chào hỏi. Đại diện gia đình nhà trai sẽ đứng lên giới thiệu thành phần nhà trai tham gia buổi lễ gồm những ai. Tiếp đó, đại diện nhà trai sẽ phát biểu lý do tổ chức buổi lễ ngày hôm nay. Đại diện nhà trai sẽ trình tráp dạm ngõ với gia đình nhà gái gồm: Các lễ vật đã chuẩn bị sẵn. Sau đó, sẽ xin phép cho cô dâu chú rể được chính thức đi lại tìm hiểu nhau; để tiến tới hôn nhân sau này.
  3. Để đáp lại thành ý của gia đình nhà trai. Gia đình nhà gái cũng cử ra 1 người làm đại diện. Đại diện họ nhà gái sau khi nghe lời phát biểu của đại diện nhà trai sẽ đứng dậy cảm ơn. Đồng thời giới thiệu thành phần gia đình nhà gái tham gia buổi lễ dạm ngõ này. Và nếu ý kiến của gia đình nhà gái đồng ý cho đôi trẻ được chính thức qua lại tìm hiểu nhau.
  4. Sau khi 2 bên đã thống nhất. Đồng ý cho cặp đôi được tìm hiểu nhau đi đến hôn nhân. Gia đình nhà gái sẽ nhận sính lễ dạm ngõ và dâng lên ban thờ gia tiên. Cô dâu, chú rể lên thắp hương ban thờ để báo cáo với tổ tiên nhà gái về hôn sự sắp tới. Cũng như cầu mong sẽ được tổ tiên chúc phúc cho cặp đôi trăm năm hạnh phúc; hôn sự tiến hành tốt đẹp.
  5. Hai nhà tiếp tục bàn bạc, thống nhất ngày tổ chức lễ ăn hỏi. Cũng như những sính lễ cần chuẩn bị trong lễ ăn hỏi; lễ ăn hỏi bảo nhiêu tráp,… Xem xem nhà gái thách cưới ra sao. Có những yêu cầu gì trong lễ ăn hỏi; lễ cưới để gia đình nhà trai còn chuẩn bị.
  6. Gia đình nhà gái mời gia đình nhà trai bữa cơm thân mật sau khi kết thúc lễ dạm ngõ. Nếu có điều kiện gia đình nhà gái có thể mời nhà trai ra nhà hàng. Hoặc nếu không có điều kiện có thể tổ chức ngay tại nhà cho thêm phần ấm cúng gắn kết.

Trình tự tiến hành lễ dạm ngõ

Trên đây là những lưu ý khi tổ chức lễ dạm ngõ miền Nam. Ngọc Huy Pro Studio muốn chia sẻ giúp các bạn hiểu hơn phong tục cưới hỏi của người miền Nam. Hy vọng, thông qua bài viết đã giúp bạn hình dung được một buổi lễ dạm ngõ gồm những gì. Chuẩn bị những gì để có được nghi thức lễ ăn hỏi dạm ngõ “mở hàng” này. Dù không cầy kỳ và bị đặt nặng lễ nghi, thủ tục. Nhưng lễ dạm ngõ cũng cần được chuẩn bị chu đáo để tiến hành thật trang trọng, ấm cúng. Đúng với tinh thần “đầu xuôi đuôi lọt” giúp chuyên hôn nhân được thuật lợi và tốt đẹp nhất.

𝐍𝐆𝐎̣𝐂 𝐇𝐔𝐘 𝐏𝐑𝐎 𝐒𝐓𝐔𝐃𝐈𝐎 – 𝐒𝐀́𝐍𝐆 𝐓𝐀̣𝐎 𝐓𝐑𝐎𝐍𝐆 𝐓𝐔̛̀𝐍𝐆 𝐊𝐇𝐎𝐀̉𝐍𝐇 𝐊𝐇𝐀̆́𝐂 𝐇𝐀̣𝐍𝐇 𝐏𝐇𝐔́𝐂

💒 231 Phạm Văn Hai, Phường 5, Q. Tân Bình, TP.HCM

☎️ Hotline: 0899 168 166

🌐 Fanpage: https://www.facebook.com/ngochuystudiosaigon/

🌐 Website: www.ngochuyphoto.com

0899 168 166