Kỹ thuật chụp hình em bé (Baby) là một trong những kỹ thuật cần thiết đối với nhiếp ảnh gia, dù là nghiệp dư hay chuyên nghiệp. Chính vì vậy, hôm nay Ngọc Huy Pro Sutido xin chia sẻ một vài kinh nghiệm để giúp bạn có được một bộ hình baby ưng ý nhé.
Dưới đây là một số thông tin trong kỹ thuật chụp hình em bé (baby) mà bạn nên lưu tâm.
1. Đặc điểm của đối tượng chụp
Như các bạn đã biết, trong chụp hình em bé, đối tượng chính của chúng ta là các bé nhỏ. Để thuận lợi hơn trong quá trình chụp, bạn hãy tìm hiểu rõ về đặc điểm của các bé. Không như người lớn, các bé thường thay đổi cảm xúc rất nhanh cũng như rất hiếu động. Chính vì vậy mà các bé luôn luôn chuyển động và phản xạ theo cảm xúc tự nhiên. Từ đó khiến cho việc chụp ảnh trở nên khó khăn hơn bao giờ hết..
Một trong những phương pháp để hạn chế chuyển động của các bé là những món quà. Đó có thể là một chiếc bánh, hay một thanh kẹo. Dù là gì thì món quà đó cũng sẽ giúp các bé “yên vị” được một lúc.
Ngoài ra, việc chụp ảnh đối với trẻ em bạn sẽ cần rất nhiều sự kiên nhẫn. Đôi khi, những khoảnh khắc đẹp của các bé trôi qua một cách cực kỳ nhanh và bất ngờ. Điều đó có thể sẽ khiến cho bạn vô cùng tiếc nuối. Tuy nhiên, lời khuyên của mình là hãy bình tĩnh, rồi các bạn sẽ bắt được những khoảnh khắc đẹp khác của bé. Lúc đó tấm hình mà bạn chụp sẽ xinh xắn và ý nghĩa hơn rất nhiều.
2. Công cụ
2.1. Máy ảnh
Một chiếc máy ảnh với thông số kỹ thuật phù hợp sẽ giúp cho quá trình chụp hình em bé của bạn trở nên dễ dàng hơn. Theo kinh nghiệm của mình, hãy chọn máy ảnh có tốc độ chụp và tốc độ lấy nét nhanh. Phù hợp nhất là các máy DSLR trên thị trường, tốc độ màn trập tầm 1/4000 giây- 1/8000 giây.
2.2. Lens (Ống kính)
Lens là ống kính gắn ngoài của máy ảnh, có thể thay thế, tháo lắp một cách linh hoạt tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Lời khuyên của mình là các bạn hãy chọn loại có độ mở khẩu lớn tầm F/2.8-F/1.4. Các bạn có thể xem xét các lens như 50F/1.8 hay 35F/1.8, 85/1.8, rất phù hợp để chụp em bé. Ngoài ra, các loại lens có zoom để các bạn di chuyển linh hoạt hơn cũng rất tốt, như loại 17-50F/2.8. Còn nếu hầu bao các bạn không quá rủng rỉnh thì 70-200F/2.8 cũng là một lựa chọn hợp lý.
2.3. Các loại công cụ hỗ trợ ánh sáng
Điều kiện tự nhiên thường không đáp ứng đủ và đúng ánh sáng cho buổi chụp. Chính vì vậy, những công cụ hỗ trợ ánh sáng sẽ cực kỳ cần thiết với các bạn. Mình khuyến nghị các bạn nên sử dụng thêm các công cụ như: bộ phản xạ ánh sáng, đèn studio, dù tản sáng, v.v… Hãy sử dụng chúng để điều chỉnh ánh sáng sao cho cân đối và phù hợp với ý tưởng ban đầu của bạn.
3. Phương pháp chụp hình em bé (Baby)
3.1. Chế độ chụp
Để chụp hình em bé, tốc độ là yếu tố chắc chắn bạn cần phải để ý. Chính vì vậy, hãy chọn chế độ chụp S (Shutter Speed Priority) hay còn gọi là Tv. Đây là chế độ ưu tiên tốc độ, hãy điều chỉnh sao cho phù hợp với bạn nhé. Bên cạnh đó, bạn đừng chọn chế độ chế độ M (Manual) vì ở chế độ này bạn phải liên tục điều chỉnh các thông số, nó cực kỳ phức tạp và mất thời gian.
3.2. Khẩu độ
Để giúp làm nổi bật chủ thể và tách biệt phông nền, nhìn hậu kỳ mềm mại hơn thì bạn nên mở khẩu độ (F) lớn. Mặc dù vậy hãy khép khẩu xuống 1-3 stop để hình được nét khi chụp ở khẩu độ này. Thêm vào đó, nếu bạn sợ bị out nét nhưng vẫn muốn lấy luôn cả hậu cảnh thì bạn khép khẩu độ xuống f/5.6 – 8 để phù hợp hơn.
3.3. ISO
ISO là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới độ sáng, tối của một bức ảnh. ISO càng cao thì cảm biến bắt sáng càng nhạy, giúp giảm thời gian phơi sáng. Trong chụp ảnh em bé, hãy điều chỉnh thông số này cao, tuy nhiên hãy lưu ý chỉ điều chỉnh sao cho vừa đủ. Lý do bởi vì khi ISO càng cao thì hình sẽ càng dễ bị nhiễu hạt (Noise).
3.3. Chế độ lấy nét
Về chế độ lấy nét, theo mình nghĩ không có gì tốt hơn chế độ lấy nét đa điểm trong chụp hình em bé. Chế độ này sẽ cho phép bạn chọn một điểm lấy nét tự động chính và tùy chọn số lượng các điểm lấy nét dự phòng xung quanh điểm đó.
3.4. Tốc độ màn trập
Cuối cùng là về tốc độ màn trập. Lời khuyên của mình là bạn nên chọn tốc độ cao (khoảng từ 1/300 – 1/1000 giây) để hạn chế chủ thể di chuyển nhanh dẫn đến out nét. Ngoài ra, nếu bạn rung tay trong khi chụp thì cũng sẽ đỡ bị ảnh hưởng đến chất lượng ảnh.
4. Mẹo chụp hình em bé (Baby)
Mẹo mà mình mình chia sẻ là bạn nên ngồi xuống chụp ngang với tầm nhìn của trẻ. Đây là cách đơn giản nhất để có thể tạo ra một bộ ảnh em bé đẹp. Tuy vậy, trong trường hợp bạn có những ý tưởng độc đáo thì hãy tùy biến sao cho phù hợp. Cái hồn của bức ảnh các bé là vẻ hồn nhiền, nét mặt thơ ngây nên các bạn hãy điều này.
Đôi lúc, vì mới tiếp xúc với máy ảnh lần đầu, nhiều bé nhút nhát sẽ cảm thấy sợ và òa khóc. Chính vì vậy, đầu tiên bạn hãy bấm chụp thật nhiều hình để bé làm quen. Bạn cứ kiên nhẫn đi xung quanh bé cho đến khi bé cảm thấy quen thuộc là được. Ngoài ra, “quấn kén” cho em bé cũng là một phương pháp tốt khác giúp bé trở nên bình tĩnh. Để buổi chụp diễn ra thuận lợi hơn, hãy lưu tâm đến mẹo này bạn nhé.
Trên đây là kỹ thuật chụp ảnh em bé (baby) mà Ngọc Huy Pro muốn chia sẻ cho các bạn. Mong rằng chúng sẽ giúp bạn phần nào trên con đường nhiếp ảnh của riêng mình.
Nếu muốn tìm hiểu thêm những bí quyết về kỹ thuật chụp ảnh chân dung, hãy liên hệ ngay hotline: 0899 168 166
Ngọc Huy Pro Studio cung cấp các khóa học chụp ảnh chuyên nghiệp từ cơ bản đến nâng cao. Khóa học sẽ kéo dài trong 7 ngày bao gồm đầy đủ các kỹ năng về lý thuyết, quan sát và thực hành. Đảm bảo kết quả đầu ra là bạn có thể sáng tạo và thỏa sức đam mê nhiếp ảnh một cách bài bản nhất.